Là loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, được sử dụng để phòng ngừa và chữa bệnh từ hàng ngàn năm. Hiện nay Neem đã được chiết xuất làm thành phần trong các sản phẩm làm đẹp.
Lá và trái Neem
Từ “Neem” xuất phát từ tiếng Phạn có nghĩa là chữa lành bệnh tật. Rất nhiều bộ phận của cây Neem được sử dụng như lá, hạt, vỏ cây, hoa. Tác dụng của Neem bao gồm:
Nhờ những đặc tính như vậy mà Neem được sử dụng để điều trị các bệnh như: ung thư, tiểu đường, AIDS, tim, viêm gan, viêm khớp, đậu mùa, sởi,…
Cách đơn giản nhất dùng Neem là lấy lá pha trà uống mỗi ngày để phòng và chữa bệnh. Kế đó là dầu Neem dùng để trị các bệnh ngoài da. Hiện tại một số sản phẩm làm đẹp cũng có chiết xuất từ Neem như xà bông, kem, sáp Neem.
Trong nội dung bài viết này, mình sẽ không đi sâu vào những bệnh trên, vì Neem khá mới mẻ với các bạn, nên chúng ta sẽ đi vào những gì gần gũi nhất.
Với khả năng kháng nấm, ký sinh trùng, virus nên được áp dụng trong việc tiêu diệt nấm kẽ chân, nấm đồng tiền, nấm cadida, ghẻ, chấy. Các bệnh viêm da khác như vẩy nến, Eczema cũng được điều trị bởi Neem.
Người dân Ấn độ thường tắm nước nóng có ngâm lá neem để phòng ngừa các bệnh về da nhiễm trùng, dị ứng.
Thả lá neem vào bồn tắm nào!
Neem có trị mụn được không? Có lẽ đây là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.
Lưu ý: Do có Axit Salicylic nên:
Tình trạng gàu nhiều quá mức sinh ra khi nấm Malassezia thừa cơ hội phát triển lúc da đầu tăng tiết bã nhờn do stress, ăn uống, thời tiết. Mà nhắc tới nấm thì biết ngay là cao thủ neem sẽ nhanh chóng ra tay diệt trừ.
Vẩy nến là bệnh viêm da mãn tính, nên khó trị dứt điểm và sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh vảy nến không lây nhưng có khả năng di truyền. Vẩy nến gây nhiều phiên toái cho người bệnh, nhất là phụ nữ. Trên cơ thể nổi các vết đỏ, khô, ngứa, tróc vảy. Thường xuất hiện ở đầu gối và khuỷu tay, nếp gấp da, cũng như da đầu và móng tay.
Vẩy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi một cách đột ngột hoặc từ từ. Bệnh nặng hay nhẹ, có tiến triển tồi tệ hay không phụ thuộc vào yếu tố kích thích của môi trường như:
#Vậy neem có giúp trị vẩy nến?
Neem không giúp trị vẩy nến nhưng nó giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của vẩy nến, giữ cho bệnh ở mức độ nhẹ nhất.
Bạn có thể không chữa khỏi vẩy nến, nhưng bạn có thể sống hoà bình với nó, bằng cách giảm thiểu tối đa khả năng bùng phát hoặc làm nặng thêm các triệu chứng. Neem sẽ giúp bạn làm chuyện đó. Ngoài ra, người bệnh nên có tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh.
Đây là những mụn nước nằm trên môi do vi rút Herpes loại 1 gây ra, nó làm môi mất thẩm mỹ, và nếu không điều trị sẽ lây lan ra những vùng khác. Nhờ khả năng kháng khuẩn mạnh, Neem có thể chữa lành những vết loét này.
Đợt Tết, còn mấy ngày nữa là giao thừa vậy mà sáng dậy thấy môi hơi nóng nóng soi gương thấy nổi lên mụn nước. Từng có kinh nghiệm, nên mình biết phải bôi thuốc nhanh, để nó không lan ra. Mặc dù đã có sẵn thuốc bôi ở nhà, nhưng mình vẫn quyết định test thử dầu Neem xem công dụng như thế nào (cũng hơi lo lo vì sắp đi đường hoa chụp hình)
Mình cố gắng bôi những lúc có thể, ngay cả tối ngủ cũng bôi một lớp mỏng dầu Neem, đến ngày thứ 4 là nó se mặt lại và ngày thứ 5-6 thì thành mài. Lưu ý mấy ngày này không được cười nói quá lố không mài bung ra rất đau. Ngày thứ 7 thì mài tróc và lúc đó chỉ cần bôi một ngày một lần đến khi lành lại là được.
Vì chụp bằng điện thoại, không canh được ánh sáng nên tông màu khác nhau, nhưng bạn có thể quan sát phần mụn rộp trên môi theo từng thời điểm.
Neem cũng được sử dụng cho thú cưng, tắm với dầu Neem sẽ ngăn côn trùng, bọ ve bọ chét, nấm và các bệnh về da khác phát triển.
Cành cây neem đã được người dân Ấn Độ dùng làm bàn chải đánh răng từ rất lâu. Cách thức sử dụng rất đơn giản. Đầu tiên bẻ một cành nhỏ, tước hết lá và lấy một đoạn vừa đủ dùng, bóc vỏ ở phần đầu. Đưa vào miệng cắn nhẹ cho nó tơi ra rồi chà vào răng tầm 10 phút.
Bàn chải made by tui
Chà vào răng
Và cuối cùng là cười một cái nào (Wow, soái ca!)
Người ta thường nói rằng tiền không mọc trên cây, nhưng với cách này chúng ta có thể tưởng tượng ra vô số bàn chải đánh răng mọc ra trên cây neem và có thể hái để xài.
Sử dụng neem thường xuyên giúp ngừa sâu răng và bệnh nha chu, viêm nướu, hở chân răng. Rất nhiều cách để sử dụng như nhai lá neem, hoặc dùng bột lá neem chà quanh nướu, hay súc miệng với nước lá neem. Neem có vị đắng, nhưng với những ai đã quen ăn khổ qua, uống trà tim sen thì chắc không nhằm nhò gì.
Dầu Neem nguyên chất được ép lạnh từ hạt cây Neem, loại dầu này khá mạnh và thường được sử dụng một cách cẩn thận, đôi khi được khuyến cáo chỉ nên dùng 1-2 giọt cho một lần sử dụng. Với làn da nhạy cảm, nên pha loãng dầu Neem với các loại dầu khác như dầu oliu, dầu dừa…
Dầu được ép từ hạt Neem
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm dầu lá Neem từ dầu dừa và lá Neem. Loại dầu này bạn có thể tự làm ở nhà, dầu này nhẹ hơn so với dầu ép từ hạt Neem, tuy nhiên nó vẫn sở hữu các tính chất chữa lành từ Neem và các tính năng của dầu dừa.
#Nguyên liệu
Công thức làm theo tỉ lệ 2 phần dầu: 1 phần lá neem khô.
B1: Bóp vụn lá Neem (không cần xay) rồi đổ vào hũ.
B2: Đổ dầu vào. Đậy nắp lại.
B3: Để trong chỗ mát và tối trong hai tuần. Mỗi ngày lắc lên vài lần. Sau đó lược bỏ lá Neem.
Bảo quản ở chỗ mát và tối. Do thành phần không chứa nước, nên có thể để rất lâu.
Ngoài cách nêu trên, còn có những cách khác dùng nhiệt như làm nóng dầu dừa ngâm lá Neem trong vòng 20 phút, hoặc phơi nắng lớn trong 3-4 ngày. Làm theo cách này dầu Neem có thể dùng được liền, tuy nhiên do mình chưa biết được liệu nhiệt trong quá trình có ảnh hưởng đến chất oxy hoá trong Neem không nên mình đề xuất cách trên.
#Nếu ngâm lá Neem với dầu dừa
Trong cuốn sách “Dưỡng da trọn gói” của tác giả Anh Thư và Hương Thuỷ đã chia ra hai loại mụn. Mụn không viêm và mụn viêm.
Neem không tiêu diệt vi khuẩn P.Acnes mà giúp giảm viêm và làm thông thoáng lỗ chân lông nhờ Axit Salicylic. Do đó rất thích hợp cho những bạn bị mụn không viêm như đầu đen, đầu trắng, mụn dưới da. Neem cũng kháng khuẩn, tránh nhiễm trùng giúp cho tình trạng mụn viêm không bị lan rộng.
Đối với loại mụn viêm, cần sử dụng các sản phẩm có khả năng tiêu diệt được P.Acnes và Axit Lauric của dầu dừa làm được điều này. Nhờ có Axit Salicylic trong Neem giúp tẩy đi phần tế bào chết trên bề mặt và lấy đi bớt lượng dầu thừa, giúp Axit Lauric đi sâu vào bên dưới và hoạt động tốt hơn.
Xem thêm: Tác dụng của nghệ tươi ngâm mật ong
Để tóc ủ có hiệu quả, bạn thực hiện như sau:
B1: Dùng tay rẽ một đường trên tóc. Nhỏ 1-2 giọt dầu lên đường tóc này.
B2: Dùng tay miết theo đường rẽ để dầu thấm đều trên đường này.
B3: Dùng các đầu ngón tay miết qua hai bên
B4: Lại rẽ một đường tóc khác và thực hiện tương tự
B5: Làm tương tự cho phần tóc phía sau
B6: Sau khi đã bôi dầu, dùng 10 đầu ngón tay mát xa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để dầu thấm đều.
Xem thêm: Cách súc miệng bằng dầu giúp chữa các bệnh răng miệng
Tham khảo thông tin: discoverneem.com, psoriasisselfmanagement.com, neemfoundation.org, beautyglimpse.com, homeremediesforlife.com, sách dưỡng da trọn gói, tongdomucvusuckhoe.com
Có thể bạn quan tâm: Tại sao sử dụng thảo dược không gây ra hiện tượng kháng thuốc ?
Tags:
trị mụn
December 10, 2016 at 6:29 am
mình muốn mua sản phẩm thì làm thế nào ạ?
January 4, 2017 at 12:57 pm
Em chào chị, em muốn hỏi chị về công thức làm dầu súc miệng bằng dầu dừa, dầu neem và tinh bột nghệ , mình pha theo tỉ lệ nào thì thích hợp ạ? Em cảm ơn chị nhiều, bai viết rất hữu ích ạ.
November 27, 2017 at 1:16 pm
muốn hỏi cách làm dầu neem loảng và trong suốt không màu bằng cách nào ?