Nhai súc miệng với dầu giúp răng bạn sạch và sáng bóng, lưỡi sạch bợn và hồng hào, hơi thở thơm tho. Với những ai đang sử dụng tỏi để trị viêm họng, hoặc ăn những món có mùi nặng, súc dầu sẽ giúp lấy đi mùi khó chịu đó, để bạn tự tin giao tiếp.
Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm cách để cải thiện hàm răng không được đẹp, đây sẽ là gợi ý cho bạn.
# Bạn có biết?
Nụ cười là điểm nhấn quyến rũ người đối diện trong lần gặp đầu tiên chỉ xếp thứ hai sau đôi mắt. Nụ cười không chỉ đem lại không khí thân thiện, thoải mái trong cuộc giao tiếp, mà còn để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí.
Nụ cười là vũ khí quyến rũ của con gái….
… và cả con trai nữa
Để có một nụ cười đẹp, cần có một hàm răng khỏe mạnh. Bạn không thể cười, nếu răng của bạn như thế này.
Miệng là nơi tiếp nhận và xử lý ban đầu những gì chúng ta ăn/uống, trong đó có không ít những loại chứa nhiều đường, carbohydrates (đồ ngọt, đồ hộp…). Việc vệ sinh răng miệng không triệt để, khiến thức ăn bị sót hoặc dính vào kẽ răng và trở thành món khoái khẩu cho hàng tỷ vi khuẩn đang có trong miệng.
Vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây ra các bệnh:
Đa phần chúng ta đều biết những điều trên, tuy nhiên với những thứ chúng ta không thấy, không cảm nhận được thì thường dễ bị bỏ qua, hoặc chỉ làm qua loa đại khái.
Nhiều người kể cả mình rất ngại đi nha sĩ, một phần sợ đau, sợ bị bác sĩ la, rồi chi phí cao, nên toàn tự xử lý như súc nước muối, mua thuốc giảm đau, đến khi đau nhức quá không ăn cơm được, nói chuyện được, chúng ta mới đến nha sĩ, mà kết quả thông thường là nhổ bỏ cái răng bệnh đó đi hoặc phải lấy tủy răng.
Là nơi có nhiều vi khuẩn như vậy, đương nhiên miệng cũng có chiêu thức bảo vệ, đó là nước miếng. Nước miếng chứa enzymes, kháng thể…. giúp chống bệnh và giữ gìn răng miệng sạch sẽ. Tuy nhiên nước miếng chỉ có thể ngăn chặn được sự phát triển và tiêu diệt được một phần vi khuẩn.
Thế hệ ông bà mình trước kia không có những công cụ hiện đại như bây giờ, nhưng ông bà có chế độ ăn uống khỏe mạnh hơn, có nhai trầu (lá trầu có khả năng kháng sinh, sát trùng) giúp hàm răng chắc khỏe, hay thường xuyên ăn mía cũng là cách làm sạch răng, thông họng.
Fusobacterium nucleatum, một loại vi khuẩn được tìm thấy có rất nhiều trong mảng bám răng chúng ta.
Còn có:
Bệnh viêm xoang hàm cũng xảy ra khi răng hàm trên bị viêm, nhiễm trùng, chóp răng này lại nằm gần đáy xoang, khiến vi khuẩn xâm nhập vào. Người bệnh sẽ cảm thấy đau ở hàm trên, mắt, thái dương, trán kèm theo sốt cao, mất ngủ.
Nguồn: khoedep360.com
Vi khuẩn từ miệng sẽ xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể thông qua các con đường như máu ( chảy máu trong miệng do đánh răng không cẩn thận, sau khi nhổ răng…) hay tiêu hoá. Mặc dù trong dạ dày có acid, enzymes tiêu diệt được vi khuẩn, nhưng nếu thường xuyên bị stress, ăn uống thất thường, hay uống nhiều bia rượu làm dạ dày bị tổn thương, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội đó để tấn công.
Vấn đề không chỉ dừng lại ở vi khuẩn trong miệng, mà với những ai được trám răng bằng chì (như mẹ mình), khả năng bị nhiễm độc từ chì cũng khá là cao.
Đối với phụ nữ có thai nếu bị các bệnh về răng miệng sẽ không có lợi cho sức khoẻ của thai nhi.
Human Papilloma Virus hay còn được biết nhiều với tên gọi HPV. Nó có 100 chủng khác nhau, trong đó chủng HPV-16 và HPV-18 là có khả năng gây ung thư nhất, như ung thư cổ tử cung (lý do các bạn nữ trước 26 tuổi phải đi chích ngừa HPV), ung thư âm đạo, dương vật…
Phần lớn những người bị HPV không biết mình bị bệnh, một số chỉ biết khi bị mụn sinh dục hoặc bị ung thư, bởi virus thường không gây bệnh ngay mà sống trong cơ thể chờ lúc hệ miễn dịch bị suy yếu.
Ngoài những bệnh nêu trên, một bệnh do HPV gây ra nữa đó là ung thư vòm họng. Số người mắc ung thư vòm họng xếp thứ 5 sau ung thư phổi, tử cung, vú, và gan, theo thống kê của bệnh viện K (trích vnexpress).
Nguồn vnexpress
Nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người mắc bệnh được xác định đó là hút thuốc lá, tuy nhiên hiện nay các nguyên cứu mới cho thấy nguyên nhân gây bệnh từ việc quan hệ bằng miệng lại đang gia tăng và trở nên phổ biến hơn. (chiếm khoảng 40-80%)
Quan hệ bằng miệng không an toàn kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ làm lây lan loại virus này. HPV-16 sinh sôi dễ dàng ở các vùng da ẩm ướt, mỏng như miệng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Prevention Research thực hiện trên 3.439 người tuổi từ 30 đến 69 cho biết: Những người sức khoẻ răng miệng kém có tỉ lệ nhiễm HPV cao hơn 56% những người có sức khoẻ răng tốt.
Nụ hôn là cách thể hiện tình cảm giữa các cặp đôi yêu nhau, vợ chồng. Thật không may, phương tiện thể hiện này lại ẩn chứa nguy cơ lây một số bệnh. Một nghiên cứu cho biết một nụ hôn kéo dài 10 giây sẽ chuyển giao 80 triệu vi khuẩn giữa hai người.
Sâu răng
Vi khuẩn chính gây sâu răng là Streptococcus Mutans. Cách thức trực tiếp gây lây truyền vi khuẩn này là hôn. Cách thức gián tiếp là dùng chung những đồ dùng bị nhiễm khuẩn như chén, đũa, bàn chải đánh răng, ly uống nước.
Tiến sĩ nha khoa, Smigel Irwin kể rằng có rất nhiều bệnh nhân nữ có lịch sử răng miệng khỏe mạnh. Nhưng nếu họ có người yêu bị sâu răng, không chăm sóc răng miệng tốt, một thời gian sau những người phụ nữ đó phải đi chữa sâu răng.
Hoặc khi người mẹ bị sâu răng nếm thức ăn, đứa trẻ ăn thức ăn đó có thể bị lây. Nghiên cứu của trường đại học Queensland thực hiện vào năm 2007 cho biết, 30% ở trẻ trên 3 tháng và 80% trẻ 24 tháng trở lên có vi khuẩn sâu răng trong miệng.
Herpes (HPV)
Là loại vi khuẩn tuýp 1 gây mụn rộp ở miệng hoặc tệ hơn là vi khuẩn tuýp 2 bị lây khi quan hệ bằng miệng và hôn nhau.
Dù có những nguy cơ như vậy, nhưng nụ hôn cũng có những lợi ích của nó như gắn kết tình cảm giữa hai người, giảm stress…. Vì vậy hãy cứ tiếp tục hôn nhau đi, và nhớ giữ gìn răng miệng thật tốt.
Như vậy để phòng tránh những vấn đề trên, chúng ta cần ngăn chặn ngay tại gốc, đó là làm sạch và tẩy độc cho răng miệng của mình.
Nhai súc miệng với dầu hay còn gọi tắt là súc dầu/nhai dầu, tên tiếng anh là Oil Pulling. Phương pháp này được bác sĩ Karach người Ấn Độ phát triển và bác sĩ người Mỹ Bruce Fife hoàn chỉnh.
Bác sĩ Karach (nguồn oilpulling.org)
Bs Bruce Fife (ngoài cùng bên phải ) giới thiệu cuốn sách của ông “Coconut Cures” với Tổng thống Philippin lúc bấy giờ là bà Gloria Macapagal – Arroyo . Ông được vinh danh vì đã giúp hồi sinh ngành công nghiệp dừa của nước này. (nguồn: coconutresearchcenter.org)
Đây là phương pháp dễ thực hiện vì nó tận dụng “vốn sẵn có” của miệng là nước miếng. Khi súc dầu, nước miếng được tiết ra, hoà trộn với dầu, kích thích các enzym sẽ rút các độc tố, vi khuẩn, nấm có trong miệng, cơ thể nhờ đó mà khoẻ mạnh hơn, giảm bớt gánh nặng cho hệ miễn dịch.
Kết quả trước mắt khi áp dụng súc dầu đó là sạch răng, do dầu bôi trơn giúp lấy ra các mảnh thức ăn dính trong các kẽ răng, làm chắc răng lung lay, giải quyết chứng hôi miệng và viêm lợi.
# Không súc dầu, cố gắng đánh răng thật nhiều và thật kỹ được không?
Thói quen đánh răng mỗi ngày là rất tốt, nhưng chỉ nên đánh tối đa là 3 lần/ ngày. Đánh quá kỹ và mạnh sẽ làm tổn thương và mòn cổ chân răng, thời gian dài có thể dẫn đến viêm chân răng.
Có rất nhiều loại dầu bạn có thể chọn để súc như dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành… Nhưng loại dầu tốt nhất phải kể đến đó là dầu dừa.
Các nhà khoa học Ireland từ Viện Công Nghệ Athlone đã thử nghiệm tác dụng của 3 loại dầu là dầu dừa, dầu thực vật và dầu oliu trong trạng thái tự nhiên và trạng thái được xử lý bằng enzyme. Cho ra kết quả rằng chỉ có dầu dừa được hòa trộn với enzyme ngăn chặn được vi khuẩn Streptococcus, nguyên nhân gây ra sâu răng, hư hại men răng. Ngoài ra nó còn có tác dụng với nấm Candida albicans (gây ra bệnh tưa miệng).
Bs Bruce Fife đã phát biểu: dầu dừa là loại dầu có lợi cho sức khỏe nhất trên trái đất. Thật mừng khi ở tại Việt Nam chúng mình có nguồn nguyên liệu dừa rất nhiều và dễ dàng làm hoặc mua dầu dừa.
Nào ta cùng súc. Cool he!
Súc dầu phù hợp với tất cả mọi người. Với các em từ 5 tuổi trở lên khi đã biết nhai súc miệng, các bạn nữ trong thời kỳ đèn đỏ, hay các chị mang thai đều súc dầu được.
Thực tế bs Bruce Fife chia sẻ là có thể súc dầu bất cứ lúc nào, tuy nhiên thời gian đầu khi súc có thể kéo nhiều đờm xuống, nên với những ai chưa quen cần thực hiện sau khi ăn một khoảng thời gian. Nếu bạn thấy buồn nôn, bạn không nên chịu đựng, mà nên nhổ ra, súc lại nước muối, có thể nghỉ ngơi một ít rồi bắt đầu súc dầu lại.
Súc dầu lúc bị cảm là rất tốt để giúp bệnh mau khỏi. Nhưng bạn cần xì sạch nước mũi và nhổ đàm ra trước khi súc. Nếu trong lúc súc đàm ra nhiều gây bất tiện, nên nhổ dầu và súc lại từ đầu.
Với những ai dùng súc dầu để chữa bệnh, có thể xảy ra một số phản ứng chữa lành như khô miệng, chảy nước mũi, đau đầu, sốt…. Tình trạng khác nhau tùy vào cơ thể của mỗi người, nhưng không phải ai cũng có, nên bạn chớ lo lắng.
Trong quá trình súc, bạn nên cố gắng uống đủ nước, bình tĩnh và vẫn nên duy trì súc dầu nếu có phản ứng chữa lành, vì nó chỉ diễn ra nhất thời chứ không kéo dài.
c. Trộn dầu dừa với nguyên liệu khác tăng thêm hiệu quả
Lần đầu tiên súc dầu, mình cũng cảm thấy không quen, hơi lạ, tuy nhiên nó cũng không khó như những gì mình tưởng tượng.
2-3 lần đầu súc, mình không thể súc đúng 20 phút, đờm xuống và nó làm mình khó chịu, nên mình phải nhổ ra. Lúc đó mình cũng chưa biết cách lấy dầu bao nhiêu cho đủ, nên lấy hơi nhiều, sau khi nước miếng tiết ra, khoang miệng đầy quá, khó súc.
Sau này, điều chỉnh lại lượng dầu súc vừa đủ, cũng như đờm không còn xuống nhiều nữa, nên mình hoàn thành đúng 20 phút, cảm giác thấy răng mình sạch hơn. Trong lúc súc bạn không thể trả lời khi có người nói chuyện với bạn, nó có thể làm họ cảm thấy hơi khó chịu, nhưng về sau họ sẽ hiểu bạn đang làm việc tốt cho sức khỏe của bản thân.
# Thức ăn còn sót
Mình thường đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng khi thức dậy, sau đó súc dầu. Trong hình là một mảnh thức ăn nhổ ra sau khi súc. Khá ngạc nhiên là em này đã vượt qua 2 vòng đánh răng mà không bị phát hiện, và nó nằm đó từ tối cho đến sáng, hơn 10 tiếng đồng hồ. Thức ăn bị sót trong miệng là một trong các nguyên nhân gây hôi miệng.
# làm sạch răng
Một số loại thực phẩm khi ăn rất dễ dính vào răng, ví dụ như chocolate. Mình đã thử test khi răng bị dính chocolate, dùng nước hay dầu súc miệng sẽ giúp răng sạch hơn? Mình lấy thanh kẹo chocolate chà vào răng, súc miệng với mỗi loại trong vòng 5 phút.
Và đây là kết quả:
Sau khi súc bằng nước không, răng vẫn còn dính ít chocolate
Với súc dầu, mình tăng độ khó lên gấp đôi, rất nhiều chocolate. Có thể thấy dù còn chocolate dính trên môi, nhưng răng đã sạch rồi
Dầu súc xong có màu nâu của chocolate
Cảnh báo: bạn sẽ có thêm một thói quen là nghiện nhe răng ra sau mỗi khi súc dầu xem răng bạn đang tốt tới đâu.
Chủ yếu sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại và tần suất súc dầu của bạn. Sự thay đổi có thể xuất hiện ngay trong 1, 2 ngày đầu tiên cho tới vài tuần hoặc nhiều tháng.
Có giai đoạn mình bỏ ngang việc súc dầu vì cảm thấy nó vô vị. Mình nghĩ có khá nhiều người như mình đến với súc dầu vì niềm tin là chữa khỏi bệnh, cũng chính niềm tin đó khiến mọi người thất vọng, và quay lưng lại với nó khi kết quả chưa đến.
Thật ra là do chúng ta đã chưa hiểu rõ bản chất của việc súc dầu. Nó có tác dụng chữa những bệnh có nguyên nhân xuất phát từ vi khuẩn, nấm ở trong răng miệng. Vì thế nếu bạn bị bệnh do lối sống hay thức khuya ít vận động, do môi trường ô nhiễm… bạn cần bổ sung thêm những phương pháp khác để chữa.
Tuy nhiên không phải vì thế mà chỉ khi nào chúng ta có bệnh, chúng ta mới súc dầu, vì khi căn bệnh phát ra, nó đã có một thời gian trước đó ủ bệnh và hệ miễn dịch đã bị suy giảm.
Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra lại bản thân đã áp dụng đầy đủ để mang lại kết quả tốt chưa:
Bạn nên cố gắng súc cho dầu và nước bọt được luân chuyển mạnh mẽ mọi ngóc ngách trong khoang miệng.
Không nên bỏ đánh răng, vì chúng có tác dụng bổ trợ cho nhau.
Trong một số tài liệu hướng dẫn cách súc dầu mè chỉ rằng nếu dầu sau khi súc vẫn còn màu vàng nghĩa là súc chưa kỹ. Tuy nhiên, bác sĩ Bruce Fife cho biết không phải dầu nào súc xong cũng chuyển sang màu trắng, vì thế bạn chỉ cần thực hiện súc kỹ 20 phút là được.
Trước khi súc dầu, bạn nên uống một cốc nước, đặc biệt là vào buổi sáng, đảm bảo đủ nước để có đủ nước miếng tiết ra. Thứ hai, trong lúc súc có thể tạm nghỉ một ít để tránh mỏi cơ, và cuối cùng nếu lượng dung dịch trong miệng quá đầy, bạn có thể nhổ ra một ít rồi tiếp tục nhai.
Trong lúc súc bạn có thể làm bất kỳ việc gì để tối ưu thời gian. Nhưng bạn chỉ làm vậy khi bạn đã thành thục cách nhai và có thể phối hợp dễ dàng hai công việc cùng lúc, vì nếu chỉ ngậm không thể mang lại kết quả cho bạn.
Tham khảo thông tin: tongdomucvusuckhoe, tài liệu “Quà tặng mạnh khoẻ và sống lâu”, vnexpress, articles.mercola.com.
Có thể bạn quan tâm: Chỉ có 5% người trên thế giới thật sự khoẻ mạnh
May 7, 2017 at 10:30 am
Chào!.
Cho mình hỏi?.
Sáng và tối đánh răng xong súc dầu liền có được không?.
Hay súc dầu xong đánh răng
Thân!.
June 9, 2017 at 6:55 am
Cho mình hỏi súc bằng dầu dừa tinh luyện có được không bạn, liệu có làm giảm tác dụng chữa bênh không ạ? Hay là phải súc bằng dầu dừa tinh khiết? Mình cũng đang súc dầu nhưng dầu dừa nguyên chất thì đắt hơn dầu tinh luyện, mình muốn tiết kiệm tiền chút. Mong bạn giải đáp thắc mắc của minh. Cảm ơn bạn nha.
August 10, 2017 at 9:28 am
mình rất thích bài viết này và đang bắt đầu thử xúc miệng bằng dầu mè được bốn hôm rồi, nhưng từ hôm dùng mình thường bị cay mắt vào ban đêm mỗi khi mở mắt không biết có phải tại dầu không