Xin chào mọi người, chào những bạn đang có mong muốn theo tập Dịch Cân Kinh, những ai đang luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải mà không biết cách nào để hết.
Trong bài viết này mình sẽ nói về cách tập Dịch Cân Kinh, cũng như điều gì khiến bạn tập Dịch Cân Kinh thất bại.
Còn ở bài viết sau (link bên dưới cuối bài viết) mình sẽ nói đến những câu hỏi thường gặp trong quá trình tập.
Bây giờ mình cùng đi vào chi tiết nhé.
# Nếu bạn đang hoang mang về cách tập, thì mình cũng từng như bạn
Sau khi tập Dịch Cân Kinh, các thành viên trong gia đình mình ít nhiều đã hưởng được các lợi ích mà nó mang lại. Mình đã trị được căn bệnh táo bón đeo bám nhiều năm. Mẹ mình đã giảm hẳn tiểu đêm, chị gái đã bớt ngứa. Và mình tin rằng nó cũng sẽ mang lại kết quả tuyệt vời cho bạn.
Nếu bạn từng tham khảo một số tài liệu Dịch Cân Kinh có thể thấy có nhiều cách tập khác nhau: có loại chỉ vẫy tay, có loại vẫy rồi nhún, có loại phải nhíu hậu môn co lưỡi.
Mẹ và mình thời gian đầu tìm hiểu tài liệu cũng khá hoang mang không biết nên theo cái nào đây, nhưng sau đó quyết định dừng hoang mang lại và bắt tay vào tập theo một hướng duy nhất mà mình sẽ đề cập trong bài này là Dịch Cân Kinh cải cách bao gồm vẫy tay, nhíu hậu môn, co lưỡi.
Trước hết cùng xem qua lợi ích của Dịch Cân Kinh để lấy động lực tập nào!
1. Tại sao tập Dịch Cân Kinh có thể chữa được bệnh tật?
# Dịch Cân Kinh chữa được bệnh gì?
Trong các tài liệu ghi nhận các trường hợp được chữa khỏi khi tập Dịch Cân Kinh từ những bệnh nan y như ung thư, phổi, u não, tim, thận, bán thân bất toại, cho tới những bệnh thông thường như hay đầy bụng, trĩ nội, hay mệt mỏi, uể oải.
# Nguyên nhân gây ra bệnh
Bác sĩ Schulze từng chia sẻ trong cuốn sách “Không có bệnh gì là không chữa được” là bất kỳ chỗ nào trên cơ thể thấy có bệnh, hiển nhiên chỗ đó bị tắc nghẽn khỏi phần còn lại của cơ thể.
Lấy một ví dụ cho dễ hiểu, sau một trận lũ lịch sử, một thôn xã nào đó bị cô lập, chia cắt hoàn toàn trong nhiều ngày dài. Thiếu nước sạch, thiếu lương thực, bên ngoài không thể tiếp tế được. Cùng với đó là những thứ dơ bẩn do bùn đất, chất thải chảy tràn vào nơi sinh hoạt. Nguy cơ xảy ra bệnh dịch rất cao.
Cùng với quan điểm đó, trong cuốn “Làm sạch mạch và máu” tác giả Nishi Katsuzo có nói: chỉ có nước đứng yên mới bẩn, còn nước chảy luôn sạch. Cơ thể chúng ta giống như dòng nước đang chảy, lưu chuyển bình thường thì máu không bị ứ đọng; còn với ứ đọng, bất kỳ bệnh gì cũng sẽ có thể xảy ra.
Tắc nghẽn nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó rất nguy hiểm vì:
- Ngăn cản máu mang oxy và chất bổ dưỡng tới các tế bào để tái tạo
- Hệ bạch huyết không thể mang tế bào miễn nhiễm tới chỗ bị đau
- Không thể mang các chất cặn bã từ các tế bào đến cơ quan bài tiết
# Vậy Dịch Cân Kinh chữa bệnh như thếnào?
Về cơ bản Dịch Cân Kinh lấy sự lưu thông khí huyết là cốt lõi, khí huyết lưu thông sẽ mang máu tốt đi nuôi các bộ phận trong cơ thể, và đẩy đi các chất cặn bã bị ứ đọng. Khi tập Dịch Cân Kinh 5 huyệt (1 huyệt Bách hội trên đỉnh đầu, 2 huyệt Lao Cung ở hai lòng bàn tay, 2 huyệt Dũng Tuyền ở hai lòng bàn chân) hoạt động mạnh hơn bình thường, làm thông suốt mạch Nhâm Đốc và 12 đường kinh, các cơ quan không bị trì trệ, âm dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.
Nếu bạn chưa biết về 12 đường kinh: gồm 6 kinh âm và 6 kinh dương chạy dọc chân tay và thân mình phía trước và phía sau. Ngoài ra còn có các lạc là những nhánh phân ra từ kinh tạo thành mạng lưới đưa khí năng và sinh lực luân lưu qua mọi bộ phận và các mô bắp.
Hình ảnh 12 đường kinh (nguồn: theamt.com)
Năm 1992 tại Bệnh viện Necker ở Paris, Tiến sĩ Jean-Claude Darras và Tiến sĩ Pierre de Vernejoul thực hiện 1 thí nghiệm nổi tiếng. Họ tiêm chất đánh dấu phóng xạ vô hại vào huyệt của 300 tình nguyện viên sau đó theo dõi sự di chuyển của nó bằng máy ảnh gamma. Khi tiêm vào các huyệt, các chất đánh dấu di chuyển đều đặn dọc theo con đường kinh, trùng hợp với miêu tả trong sách châm cứu. Nhưng khi tiêm vào chỗ không phải là huyệt thì nó giải ngân và biến mất.
Họ cũng nhận thấy rằng các chất đánh dấu di chuyển chậm hơn xung quanh các cơ quan bị bệnh và nhanh hơn xung quanh cơ quan khỏe mạnh, khẳng định quan niệm về bệnh do tắc nghẽn năng lượng.
Thí nghiệm này đã xác nhận sự tồn tại của mạng lưới kinh lạc, điều mà một số ý kiến của y học hiện đại trước đó đã bác bỏ và chế nhạo.
# Mạch Nhâm và mạch Đốc: bên cạnh 12 đường kinh liên kết với các nội tạng, còn có 8 kỳ kinh là khoảng giao nhau giữa 12 đường kinh, trong đó có mạch nhâm và mạch đốc.
- Mạch Đốc là mạch của các kinh dương, nằm ở giữa cột sống, các kinh dương ở tay chân từ 12 đường kinh đều giao hội ở đây.
- Mạch Nhâm là mạch của các kinh âm, nằm ở giữa bụng, các kinh âm ở chân giao hội ở đây
Nguồn: khongdungthuoc.com
Nhiều người vẫn nghĩ động tác phải phức tạp mới đem lại hiệu quả, nhưng ở Dịch Cân Kinh dù chỉ có một động tác duy nhất được lặp đi lặp lại, nhưng cái chính là nó giải quyết được sự ứ đọng trong cơ thể.
# Ưu điểm khi tập Dịch Cân Kinh
- Không đòi hỏi công cụ kèm theo để tập. Bạn không phải tốn chi phí đầu tư mua dụng cụ.
- Bạn hoàn toàn chủ động về thời gian khi tập. Bạn có thể tập vào buổi sáng, buổi trưa, chiều hay tối. Bạn sẽ không cảm thấy áy náy khi phải đột xuất tăng ca và nghỉ tập so với những lịch học TDTM cố định. Rất thích hợp cho những ai hay di chuyển như các bác tài xế lái xe.
- Những ai có sức khỏe kém vẫn có thể theo đuổi tập luyện.
2. Cách tập Dịch Cân Kinh
a. Tư thế Đứng
Mình sẽ chia Dịch Cân Kinh thành hai phần cho dễ thực hiện
- Chuẩn bị
- Vẫy
# Chuẩn bị
- Mang dép. Tránh không để khí lạnh có cơ hội xâm nhập vào lòng bàn chân.
- Chân dang ra rộng bằng vai. Tư thế đứng thoải mái.
- Nhíu hậu môn và thót lên. Để việc nhíu hậu môn được duy trì trong suốt buổi tập thì bạn cần gồng cứng hai chân, và bấm các đầu ngón chân xuống.
Mình chỉ bấm phần mềm chỗ đầu ngón chân xuống, không quặp đầu ngón xuống làm tổn thương ngón.
- Co đầu lưỡi chạm nhẹ vào nướu và chân răng hàm trên, răng khép lại và miệng ngậm.
- Mặt nhìn thẳng về phía trước
- Bàn tay khép các ngón tay lại.
# Vẫy
- Giơ hai tay ra đằng trước cao bằng vai.
- Dùng lực của vai và tay (lực của vai nhiều hơn) vẫy hai tay song song ra đằng sau. Thẳng ra sau hết cỡ.
- Nhờ có lực đẩy này mà tay sẽ có quán tính hất ra phía trước. Lúc này tùy vào lực mạnh hay yếu, đánh vòng hẹp hay vòng to mà tay có thể cao bằng hoặc thấp hơn vai.
- Sau đó lại dùng lực của vai để đẩy tay ra đằng sau. Lặp lại động tác trên.
- Thở bình thường
Dùng sức của vai đẩy tay ra đằng sau mạnh thì lúc hất ra đằng trước nhờ quán tính là sức dùng ở đây dùng nhẹ.
Nếu mới tập hoặc người không khoẻ (buổi sáng dậy còn thấy uể oải), mình có thể đánh vòng tay hẹp, tốc độ chậm, tay hất ra đằng trước thấp. Sau khi đánh được một lúc, cơ thể cảm thấy tươi tỉnh và khoẻ khoắn hơn, mình nên đánh vòng tay lớn hơn, tốc độ nhanh, tay hất ra đằng trước cao.
# Làm sao để biết mình vẫy đúng?
- Khi đứng thẳng lưng và đưa tay ra sau hết cỡ, bạn sẽ cảm thấy lúc vẫy phần lưng đằng sau sẽ giựt lên giựt xuống.
- Nếu dùng lực tay nhiều hơn lực vai sau một lúc vẫy tay sẽ cảm thấy mỏi. Cái này giống đánh cầu lông, dùng lực của cổ tay hơn là lực của cánh tay.
- Trong quá trình vẫy nếu thắc mắc chỗ nào, bạn hãy xem thêm “Các câu hỏi thường gặp khi tập Dịch Cân Kinh“
# Trong lúc vẫy luôn luôn kiểm tra 2 điều sau:
- Có đang nhíu hậu môn không
- Có đang thẳng lưng không, lúc tay vẫy ra đằng trước nếu chân không gồng cứng và bấm xuống có thể khiến cơ thể hơi chúi về phía trước.
# Sau khi kết thúc buổi tập
Nên xoa nhẹ các ngón tay và ngón chân để máu lưu thông, đây là điều nên làm vì chân sau một hồi bấm xuống sẽ dễ bị tê.
b. Tư thế Ngồi
Đối với ai bị khiếm khuyết ở đôi chân không thể đứng tập, hoặc những người lớn tuổi từng bị tai biến, có thể tập Dịch Cân Kinh bằng cách ngồi trên ghế.
Lựa ghế không quá cao để khi ngồi bàn chân chạm đất, không có phần tựa lưng để tay vẫy từ trước ra sau không bị vướng. Mang dép, thực hiện nhíu mông, co lưỡi và vẫy tương tự với cách đứng.
3. Thực Hành
Trong tài liệu người ta sẽ khuyên bạn tập 1.800 cái, tương đương với khoảng 30 phút. Bạn tập dưới 800 cái sẽ giúp cơ thể khoẻ lên, từ 800 cái trở lên sẽ có tác dụng chữa bệnh.
Tuy nhiên dù bạn tập với số lượng ít hơn, Dịch Cân Kinh vẫn sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng sức khoẻ. Tuần đầu tiên mỗi ngày mình tập 2 lần, mỗi lần 180 cái, mình đã ngủ rất ngon, ngủ thẳng giấc.
Đầu tiên, bạn cần chọn số lượng vẫy phù hợp để vẫy mỗi ngày. Đề xuất của mình là bạn dựa vào thời gian bạn có thể dành ra bao nhiêu, ví dụ như 5 phút, 10 phút hay 15 phút. Tuy nhiên tối thiểu là 5 phút nhé, ít quá sẽ không mang lại nhiều tác dụng đâu.
Kế tiếp quy đổi số phút đó ra số lượng vẫy, dựa trên bảng sau:
- 5 phút = 300 cái
- 10 phút = 600 cái
- 15 phút = 900 cái
- 20 phút = 1200 cái
- 25 phút = 1500 cái
- 30 phút = 1800 cái
Sau đó, mình sẽ lên kế hoạch tập nhé. Ví dụ mục tiêu là vẫy 15 phút = 900 cái. Nếu bạn mới toe, mình đề nghị bạn bắt đầu vẫy vào 2 ngày cuối tuần. Lúc này thời gian dư dả, để vừa xem qua lý thuyết và thực hành. Tốt nhất là nhờ một người đọc cho bạn những bước cần làm và kiểm tra trong lúc bạn thực hiện, cho đến khi bạn ghi nhớ hết và tự tin vẫy.
- Tuần 1: vẫy 180 cái/ ngày.
- Tuần 2: vẫy 300 cái/ ngày.
- Tuần 3: vẫy 600 cái/ ngày.
- Tuần 4 – cho đến về sau: 900 cái/ngày.
Đó là kế hoạch vẫy mình đề xuất, bạn có thể linh hoạt sửa đổi, nhưng không được quá dễ (tăng số lượng vẫy từ từ) hoặc quá khó (đùng một cái cố vẫy lên 900 cái) thì sẽ dễ gây nhàm chán hay nản chí. Tăng số lượng vẫy một cách vừa phải cũng là cách để cơ thể dần thích nghi.
4. Tại sao nhiều người lại thất bại trong việc tập Dịch Cân Kinh
Cái khó của tập Dịch Cân Kinh không phải nằm ở động tác. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy lọng cọng khi tập. Nhưng chỉ sau một vài lần tập bạn đã có thể thuần thục.
Cái khó nằm ở việc duy trì và không bỏ tập.
Trong hầu hết các tài liệu về Dịch Cân Kinh, nội dung được đề cập tới chủ yếu là cách tập và các thành tựu chữa bệnh của nó. Nhưng chưa nhấn mạnh làm sao để tập thành công và duy trì được lâu dài. Dựa theo kinh nghiệm cá nhân và qua trao đổi với một vài anh chị cũng đang theo đuổi tập, mình rút ra được như sau.
Có 3 yếu tố mà bạn cần có là: Mục tiêu/động lực rõ ràng, niềm tin và sự tập trung
# Mục tiêu/động lực rõ ràng
Trong các tài liệu ghi nhận nhiều người bệnh nan y tập mỗi ngày được 1800-2000 cái, thậm chí hơn. Ngẫm kỹ họ có thể làm được là do họ có động lực mạnh mẽ, họ muốn chiến thắng bệnh tật, họ muốn được sống!
Chúng ta mong muốn có một cái bụng thon gọn, một vòng eo lý tưởng. Còn với mục tiêu để khoẻ mạnh thì nó còn khá mơ hồ, và nhiều người trẻ cảm thấy mình đã “khoẻ” rồi, cần tập gì nữa.
Vì thế trước khi tập hãy tự nhủ với lòng rằng tôi quyết tâm theo đuổi Dịch Cân Kinh vì nó giúp tôi….. (điều mục tiêu của bạn vào dấu ba chấm, càng cụ thể càng tốt nhé. )
# Niềm tin
Dịch Cân Kinh là một động tác tập khá đơn giản, chính sự đơn giản như vậy khiến cho nhiều người nghi ngờ về sự hiệu quả của nó. Trong các tài liệu Dịch Cân Kinh mà mình từng đọc không thiếu những câu chuyện thành công, đặc biệt là những người đã chữa khỏi căn bệnh ung thư mà y học hiện đại đôi khi bó tay.
Khi đặt lên bàn cân với công nghệ tiên tiến, Dịch Cân Kinh có vẻ “lép vế”, tuy nhiên chúng ta không nên so sánh bởi theo mình hai bên đi theo hai hướng khác nhau. Dù ra đời từ rất lâu Dịch Cân Kinh vẫn được lưu truyền đến nay và được nhiều người tập. Nếu bạn đang cảm thấy phiền lòng về những cơn ngứa, đau bụng, những cơn rùng mình ớn lạnh… không rõ lý do, đi khám bác sĩ không tìm ra bệnh thì Dịch Cân Kinh sẽ là giải pháp cho bạn (có thể bạn đang nằm trong nhóm sub-health. Xem thêm tại đây)
Trước đây khi còn nhỏ, mình đã từng thử tập Dịch Cân Kinh, nhưng chỉ được vài ngày vì thiếu niềm tin và sự kiên trì. Hiện tại mình đã tập lại, không chỉ có mình mà còn có mẹ và chị gái. Ngoài việc có nhiều người cùng tham gia tạo sự hứng khởi, chia sẻ kinh nghiệm và kết quả thì giờ đây nhờ có mạng Internet có thể tra cứu thêm nhiều thông tin để giải đáp các vấn đề thắc mắc, đã giúp mình có động lực để luyện tập.
Mình biết là bạn có thể vẫn đang nửa tin nửa ngờ. Tuy nhiên thay vì tiếp tục tự kỷ về tình trạng sức khoẻ của bản thân, sao bạn không thử bỏ ra vài phút để xem cách tập và thực hành. Chắc chắn sau khi tập bạn sẽ không còn thắc mắc tại sao nó lại “vi diệu” như vậy.
# Sự tập trung/tĩnh tâm
Tập Dịch Cân Kinh cũng giống như thiền vậy. Lúc bạn tập, bạn chỉ tập trung vào vẫy, vào hơi thở, vào cơ thể của bạn. Bạn không suy nghĩ về tương lai, không nhớ về quá khứ, mà bạn chỉ biết đến cơ thể của bạn ngay tại phút giây hiện tại.
Nhưng thực tế ngày nay có quá nhiều thứ lôi kéo chúng ta. Đang vẫy nhưng tai vẫn nghe ngóng xung quanh, tiếng tivi, tiếng nói chuyện, tiếng zalo, facebook. Mắt vẫn đảo nhìn góc này góc kia, trong lúc đó bạn không nhận ra rằng hậu môn đã không còn nhíu, tay không còn đánh thẳng ra sau….
Để có được sự tập trung không hề dễ, điều cần thiết là bạn chọn cho mình một không gian tĩnh lặng, tránh những điều có thể khiến bạn phân tâm.
Bonus: Cảm nhận lần đầu tiên vẫy 1800 cái
Vẫy đến khoảng 800 cái là vai bắt đầu hơi mỏi, mình vẫy vòng ngắn lại để giữ sức chiến đấu. Bàn chân bên dưới đã hơi run run, nhưng vẫn cố gắng nhíu hậu môn. Đếm thì lúc nhớ lúc quên. Nhưng đến khi vẫy xong thì cảm thấy thật hãnh diện mặc dù lúc đó chân quá mỏi vì gồng nhiều.
#Lời kết
Đừng vội nản lòng nếu bạn chưa đạt được kết quả như mong đợi, có thể bạn chưa làm đúng ở khâu nào đó, hãy xem lại cách tập hoặc tăng thêm số lần vẫy. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thông tin: tài liệu Dịch Cân Kinh, video Đạt Ma Dịch Cân Kinh Cải Cách (nguồn youtube), dokinhlac.com.vn, sách “Không có bệnh gì là không chữa được”, sách “Spiritual Science” nguồng Google Book
51 comments
Vẩy tay 5 cái rồi nhún 2 cái.
Với vẩy tay mà không nhún thì cách nào đúng
Vui lòng cho mình hỏi như sau. Tập dịch cân kinh này . Mỗi lần 1.000 cái vẩy tay như bài trên. Ngày 02 lần như thế có hiệu quả cho việc chữa bệnh không. Hay nhất thiết 1.800 cái 01 lần mới đúng. Xin giúp cho ý kiến sớm. Chân thành cảm ơn qúy anh chị em
Tôi tập dịch cân kinh từ hơn 1 năm nay nhưng sao bệnh tình vẫn chưa hết (gai cột sống, huyết áp, mỡ máu, mất ngủ ), không biết có gì sai trong cách tập không, mỗi ngày tôi tập 30′ vào sáng sớm, vẫy được 2.000 lần , duy chỉ có chân là quập đầu các ngón chân xuống tấm thảm sàn nhà nên sau khi tập thấy đau 10 ngón chân, không biết có phải vì thế mà không có tác dụng chữa bệnh ?
Tình hình là việc thở còn chưa rõ ràng, hít một hơi sâu rồi thở ra từ từ hay là thở theo nhịp vung tay???
Tôi nay cũng 55 tuổi, đối với tôi trong 4-5 tháng nay, Dịch Cân Kinh là number 1. Mọi người đừng nên xem thường môn này, cứ thấy wơ tay wơ tới wơ lui mà dữ lắm đó. Từ ngày tôi biết DCK đến nay thì tôi luôn tự nhủ nó như là đồ sạc pin của bản thân tôi.
Khi mình cảm thấy mệt mỏi thì tranh thủ tập khoảng 600 cái. Sau khi tập thì người tôi cũng như chiếc điện thoại di động đã được sạc lại pin 100%. Và cứ 1-2 ngày cảm thấy pin yếu yếu thì sạc tiếp 600 cái. Tại sao nói vậy? Vì Gần như đúng nghĩa mình sạc pin, vì nếu ko tập thì đừng hòng có năng lượng mà chạy tiếp.
Trang Lê thân mến!
Mình năm nay đã 44 tuổi, cách đây 2 năm đã nghe và nhìn thấy hiệu quả của Dịch cân kinh – vẫy tay từ một người quen (45 tuổi). Chị ấy tập theo đúng cách của bạn và còn tập thêm cả suối nguồn tươi trẻ. Kết quả là: bụng nhỏn, ngực tăng lên khoảng 2 cỡ.
Ko biết hiệu quả này từ dịch cân kinh hay suối nguôn tươi trẻ?.
Nhưng đến nay mình mới quan tâm hơn khi đọc bài phân tích khá kỹ của bạn. Mình đã thử tập và thấy khó nhất ở động tác nhíu hậu môn. Lúc mình cố nhíu hậu môn thì bụng cũng hóp theo nhưng chân không gồng.
Trang có thể hướng dẫn thêm cho mình cách nhíu hậu môn sao cho dễ dàng, tự nhiên cho đến cuối buổi tập ?
Cảm ơn Trang nhiều nhé!
Minh đang bi ung thư gan .minh đang tim hiểu cẩu mong bạn chỉ giup minh nhe .xin cam on.
bài viết của bạn rất chi tiết ,mình sẽ tập và mong sự giúp đỡ của bạn , cảm ơn bạn
Thiếu phần nhún đầu gối. Sau 4 lần vẩy, đến lần 5 thì nhún đầu gối 2 lần.
Cam on e da chia se thong tin nay.
Mình có bầu thì tập dịch cân kinh có được không?
Bị khó thở tập kai nay duoc khong ban oi
Cảm ơn bạn
Cho m hỏi mình mới tập mà sức khoẻ kém và lại bận công việc muốn chia ra ngày 4 lần,mỗi lần 10 phút,tính ra mỗi phút mình tập được 45 cái
Vậy cả ngày là được 1800 cái
Như vậy có được không ạ
Cảm ơn bạn nhé
Cho mình hỏi phụ nữ những ngày hành kinh có tâp dịch cân kinh được không
Bài viết thật quá bổ ích. Mình mới bắt đầu tập mà nhờ bài viết của bạn mình nhận được nhiều thông tin thật bổ ích, dễ hiểu và dễ làm. Cảm ơn bạn rất nhiều ạ.
Hai canh Tay phia truoc vay ra sau luc den than Minh can chuyen co Tay, long ban Tay ra phia ngoai ,luc hai canh Tay o phia sau lung thi long ban Tay Huong Len troi.
Mình bị viêm hanv vị dạ dày mãn tính tập vẫy tay có khỏi đc ko? Mình tập 1800 cái nó rơi vào khoảng hơn 40p kia mà
Sáng mình tập 100 , chiều 100 , tối 100 có được không hay phải tập 1 lúc 300cái
Chiều nay làm về mình tập lần đầu tiên
Được 1100 cái với 20 phút. Vung hết ra sau và về phía trước. Không thấy mỏi và vẫn có thể tiếp tục. Chỉ thấy nóng toát mồ hôi. Nhưng tập xong nghỉ ngơi rồi đi tắm vào thấy sảng khoái vô cùng.
Chia sẻ của một người mới toanh. Để khích lệ mọi người cố gắng.
chào bạn, mình mới tập nên việc nhíu hậu môn hơi khó, nhiều lúc mình quên, do lo đếm thì quên bẵng. Vậy làm sao khắc phục được bạn?
Cảm ơi tg. Bai viết rât hay và ý nghĩa. Mình cũng đang tập, nhưng chưa nghiên túc,vì thiếu hiểu biết, nghị lực, niềm tin. Qua đây mình sẽ trân trọng và sẽ chiến thắng bản thân. Các bạn ơi. Vì cs đang tươi đẹp.hãy chọn cho mình cs vui vẻ khỏe mạnh .cs không cần bệnh viện.
Chào bạn. Bài tập này thì Ok. Nhưng quan trong là có niềm tin. Mình hay bỏ nữa chừng.
Tác giả bài viết thật là có tâm. Chúc bạn hạnh phúc. Đúng như tác giả nói. Lúc đầu hơi nản nhưng càng tập càng thấy hưng phấn . Hạy đặt mục tiêu 1800-2000 cái, sau khi tập xong tự nhiên thấy sao đơn giản vô cùng.
Bạn ơi ! Mình rất muốn tập môn này mong được sự giúp đỡ của bạn về những thắc mắc của mình !
1 Nơi mình tập hơi ồn va rât dễ bị quấy rầy ( xóm trọ ) có tập được không bạn ?
2 mình bị viêm gan uống thuốc nên sức khoẻ kém dẫn đến bỏ tâp gym và cả võ thuật ! Minh bị tiêu hoa kém và cả táo bón -> liệu mình có thể tập được không ?
3 mình đang tâp yoga ngồi thiền nhưng nó không cải thiện nhiều nếu may man. mình tập được môn Đạt Ma vẫy tay này mình có thể tâp cách yoga từ 1-2 tiếng đc ko
Mình cảm ơn bạn mong sớm nhân được hồi âm ( mình bị bênh tiêu hoá va táo , mêt mỏi hành gần 2 năm nay ) chế độ ăn và thể dục không hiệu quả cho lắm !
Cho mình hỏi tí. Nếu đang tập mà có việc đột xuất phải đi thì tí về tập tiếp tính số phút tiếp hay tinh lại từ đầu ạ
Cảm ơn bạn vì bài chia sẻ rất bổ ích
Toi la Hoang-xuan Dat song tai Uc, toi rat thich bai viet cua em ve Dat-Ma dich can kinh,xin hoi : em co nhanh nhu chop khong? than minh em co cung chac nhu sat khong? Toi day da duoc nhu vay do !!
I am Dat hoang-xuan 73years old man,my action very fast,my body very solid . I have skill to teach people how to get healthy easy and simple . An excercise very special from shaoling martial arts , only one movement continue in the beginning 5 minutes a month later10 minutes everyday then you get completely heathy . When you get absolutely healthy everything in your body upgrade even your sexlife . Our sex will be great ! If you like to see me in action on YouTube you search FREEZMA WORKOUT the video on top in the middle of the video you will see me , I was teaching people how to get healthy easy at Gold Coast. I challenged to two athletes who faster ,every time I got faster. Amazing !!
Trang Le if your action not very fast and your. body not very solid you need my help darling ! Only one wrong ,when you swing your arm to your back you need to turn your wrists your palms out then at the back your palm must be upper ,believe me ! Then your dich can kinh will be perfect ! Thanks,you do what I say , you will feel very different and it works
Mình đang tập Dịch cân kinh và muốn tìm hiểu về cách thở khi tập Dịch cân kinh để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh cơ xương khớp . Bạn biết chỉ giúp với. Mình tập vẫy khoảng 900 lần 1 ngày, chia làm hai buổi sáng 500 chiều 400 như vậy có được không?
Khi tập chúng ta giải lao 5 phút rồi làm tiếp được không Vì mới đầu làm đến 200 Cái làm mỏi vai
Rất hay . Tôi đã tập 5 năm nay và đã trị được nhiều bệnh – nhất là Thoát vị đỉa đêm . Tôi còn thực hiện phương pháp thở của BS Nguyễn khắc Viện . Mong các Bạn thực hiện và giới thiệu nhiều người cùng biết .
Cảm ơn bạn nhiều 🙂
Cho mình hỏi nhui hậu môn theoNhịp vẫy tay hay nhui một lần rồi cố gắng nín để đó luôn
Dịch cân Kinh hay quá. Tôi cũng phải xây dựng kế hoạch tập luyện thôi
Cảm ơn Trang Lê
Mình sinh năm 1940, sắp vào tuổi 80 rồi, nhìn bề ngoài thì còn nhanh nhẹn, nhưng bị một bệnh hiếm gặp là bệnh giật chân nên rất khó ngủ.
Mình đọc trên mạng thấy một người tập Dịch cân kinh như mọi người, nhưng cứ khoảng 5 lần vẫy thì nhún chân vẫy 2 lần, chữa được nhiều bệnh. Mình bắt chước tập. Mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần 15 phút. Mới đầu thấy dễ ngủ, nhưng sau khoảng 30 ngày thì lại khó ngủ, vì chân giật mạnh hơn. Bạn khuyên mình đôi điều nhé
Mình đã tập 1 năm nay và có kết quả rất tốt, bản thân mình cũng giới thiệu cho vài người bạn để tập và cũng có kết quả tốt. Đầu tiên mình phải có niềm tin, không nghe lời nói ra nói vào làm mình bỏ cuộc. Một năm vừa rồi mình không uống một viên thuốc, ăn ngon ngủ yên, tiểu đại tiện rất tuyệt vời. Trước đây mình còn bị suyển, nay cảm thấy giảm rõ rệt.
Mình không quảng cáo gì cả, mình cảm thấy mình tập có kết quả nên nói lên suy nghĩ của để cả nhà mình cùng tập để chúng ta cùng khỏe mạnh.
Chúc cả nhà mình mạnh khỏe và nhiều niềm vui.
Chị có video ko ạ.. cho em xem vẩy ra sau như thế nào ạ.. chứ tay ra sau mà dùng lực vai sao thẳng đứng tay như trong hình được ạ
Tập dịch cân kinh mắt nhắm được kg
cho mình hỏi : mình đẫ nghiên cứu cách vẩy tay thì thấy có thầy dạy khi vẩy được 5 cái thì lại nhún chân
nhưng có thầy dạy lại không thấy nhún vậy như thế nào là đúng và nhún có tác dụng gì
tôi sinh năm 1955.
Tôi sinh năm 1955. Năm 15 tuổi bác sỹ phát hiện tôi bị cao huyết áp. Và tôi bị đầu nóng chân lạnh mắt mờ cũng từ đó. Thuốc tây thuốc nam không chữa khỏi. Mỗi khi trở trời là ho, sổ mủi. Trong túi lúc nào cũng có hai khăn tay để lau nước mủi.
Tháng 12 năm 2017 tôi bắt đầu tập dịch cân kinh. Trước khi tập tôi uống một ly nước ấm lớn. Khi tập tôi đội mũ có vành che lỗ tai ( mũ nỉ cho ấm), mặc áo dày cho ấm.
Tập 35 phút (2000 lần vẫy tay) mỗi sáng sau khi ngủ dậy.
Mồ hôi ra nhiều lắm. Sau 3 tháng tập, đầu không còn nóng, chân bớt lạnh và mắt nhìn rõ hơn. Đến nay, gần một năm tôi chưa hề bị ho hay sổ mủi.
Ngoài ra tôi còn bị chứng tiểu đêm, có đêm tiểu 6 lần. Mỗi lần tiểu khó lắm. Đang tiểu thì tự động bị ngắt tiểu, phải rặn mới được. Bây giờ tôi tiểu thông suốt.
Tôi mừng lắm nên muốn chia sẻ cùng bà con.
Sao tôi đăng bài chia sẻ mà không thấy hiện lên nhỉ?
Tôi sinh năm 1955. Tôi bị các bệnh sau:
1/ cao huyết áp từ năm 15 tuổi.
2/ khi trở trời là bị ho, sổ mủi, đầu nóng chân lạnh mắt mờ. Các chứng này theo tôi hơn 40 năm rồi.
3/ sốt siêu vi trước khi mọi người trong gia đình bị. luôn sốt kéo dài từ ít nhất 5 ngày trở lên.
4/ mới phát hiện tiểu đường cách đây 3 năm.
5/ tim đập vài chục nhịp là ngừng lại một vài nhịp rồi đập tiếp
6/ một đêm đi tiểu chừng 4 lần, khi đi tiểu hay bị tắt tiểu giữa chừng,phải rặn mới tiểu được.
Tôi tập dịch cân kinh lần thứ nhất được chừng 3 tháng rồi bỏ. Không kết quả gì.
Lần thứ hai tôi bắt đầu tập lại vào nửa năm 2017. Đến nay là một năm 3 tháng. Trước khi tập tôi uống một ly nước lớn (ly cối, nước ấm). Khi tập tôi mặc áo ấm dày, đội mũ nỉ.
Kết quả sau một năm tập như sau:
1/ hết sổ mủi, đau đầu, hết cảm lạnh
2/nếu bị sốt siêu vi thì chỉ hai ngày là khỏi
3/ đi tiểu thông suốt, không bị ngắt, không phải rặn
4/trước đây mỗi ngày uống 2 viên thuốc huyết áp. Sáng một viên Losartan 25 mg tối lại một viên. Bây giờ không uống viên nào, huyết áp luôn dưới 140mg/90.
5/ người nhẹ nhàng, da mặt hồng hào. người là luôn doán tuổi tôi chừng 54, trong khi tôi đã 64.
6/ mỗi ngày dạy học 6 tiếng soạn bài 3 tiếng, không thấy mệt
Xin chia sẻ để những ai bị bệnh như tôi cùng tập. Chẳng phải mất tiền mà khỏe hẳn.
Tiểu đường thì không hết. Nhưng cũng đỡ lắm. Sau khi tập tôi đo đường nhiều lần. Kết quả như sau: Tập 35 phút ( 2000 lần vẫy tay ) đường xuống 40 số.
Cám ơn bạn Trangle đã chia sẻ bài viết rất thực tế . Mình cũng đang tập vẩy tay cũng được khoảng hơn nửa tháng, mỗi lần tập chỉ vẩy 1000c/20phut, thấy rất hiệu quả .Nay mình muốn hỏi bạn là song song việc tập vẩy tay mình muốn tập thêm pháp luân công nữa , vì mình có bệnh mãn tính dạ dày và thần kinh thực vật , vậy có nên tập 2 thứ một lúc không , cám ơn bạn .
Vui lòng cho mình hỏi, làm thế nào để nhíu hậu môn?
Hãy tập với tâm “vô cầu” để tâm được thoải mái. Công phu đều đặn thì ngày lành tháng tốt sẽ lành bệnh. Chúc các bạn sớm thành tựu.
Cảm ơn bạn, bạn chia sẻ rất có tâm.
Có sách khuyên nhịp thở nên đều với nhịp đánh tay.nhưng nếu mình đánh tay nhanh thì hít vào thở ra k kịp với nhịp đánh tay,vay làm thế nào thở cho đúng a?
Tôi vẫy 15 phút cố gắng cũng chỉ được 700 cái . không hiểu mọi người vẫy thế nào mà được 900 cái vậy. các bác chỉ cho tôi với ạ
Cảm ơn bạn Trang Le, bài viết rất hay, bổ ích.
Tôi năm nay 60 tuổi. Năm tôi 40 tuổi nhìn thấy một người bạn tập Dịch cân kinh, tôi hỏi thì ông bạn nói cái này của người Tàu, tốt cho sức khỏe và hướng dẫn tỷ mỷ các động tác y như bạn chủ topic nói ở trên. Thấy cơ địa mình cũng không được tốt nên về cũng tập từ từ, từ 300 cái dần dần lên 1800 cái một lần tập. Mình tập tuân thủ đúng hướng dẫn và nhớ mãi cái lần đạt 1800 cái đầu tiên tự nhiên mình thấy người nóng bừng và nhẹ tênh cảm giác như không trọng lượng, bụng đau quạn. Sau đến hỏi người bạn có sao không thì người bạn nói tập đúng phương pháp nó có phản ứng như vậy mới tốt. Chỉ vài lần đầu bị vậy rồi về sau không vậy nữa, chắc cơ thể đã quen. Lên mạng tìm hiểu thì thấy nói bị như vậy là cơ thể tẩy độc, có thể gặp đau bụng đi cầu như kiết, ngứa ngáy,… đó là tập đúng. Còn trẻ nên ham ăn chơi, nhậu nhẹt rồi bỏ bê tập luyện riết rồi bỏ luôn.
Giờ về hưu rồi, rảnh rỗi nên tôi bắt đầu tập lại. Theo tìm hiểu và đã từng tập đạt một số hiệu quả thì tôi có bổ sung một vài ý kiến như sau:
– Tập phải đúng động tác như bạn chủ topic nói ở trên, nếu tập qua loa như không căng cứng chân, nhíu hậu môn, bấm ngón chân, thót bụng, vẩy tay cho có,… thì không có tác dụng.
– Mắt nhìn thẳng vào một điểm, trí óc để vào đan điền (ngay bên dưới rốn) và kiểm soát để giữ cơ thể ở trạng thái giữ nguyên suốt buổi tập (lưỡi, chân, hậu môn, bụng, mắt).
– Vận tốc tập tốt nhất là trung bình 1 giây một lần vẩy, tức là 1 phút khoảng 60 cái, nhanh hơn thì mệt còn chậm hơn thì giảm tác dụng.
– Nhịp thở thì độc lập với nhịp vẩy, sao cho thoải mái là được.
– Mỗi lần tập là phải đạt mức vẩy nào đó chứ không phải tập nhiều lần trong ngày, tổng số vẩy cộng lại đạt mức khuyến nghị. Ví dụ, nói cần vẩy 1000 cái thì có nghĩa mỗi lần vẩy 1000 cái, một ngày có thể tập 2-3 lần.
Việc tập thể dục thì cần tăng dần cường độ mới có tác dụng. Cần giữ vận tốc vẩy và số lần vẩy cần thiết trong một lần tập được ví như khi ta bơm một quả bóng mà nó bị hở châm kim (giống cơ thể ta đâu có kín hoàn toàn), nếu ta bơm chậm và không đủ số lần nhún thì không khi thoát ra trong lúc bơm nên mãi chả căng được.
Các bạn cứ kiên trì tập sẽ thấy kỳ diệu lắm đó.
Thân chào Trang Lê,
Trước tiên, thành thật cảm ơn bài viết về Dịch cân kinh mà tôi nghĩ rằng sẽ giúp ích sức khỏe cho mọi người nếu chịu khó luyện tập.
Tôi nhận thấy cái động tác khó thực hiện nhất của Dịch cân kinh là nhíu hậu môn khi đánh tay.
Nếu không bảo đãm được động tác này, tập Dịch cân kinh có hiệu quả không?
Tác giả có phương cách nào chỉ dẫn không hay dần dần sẽ trở thành thói quen?
Lời chào thân ái!
bài viết của bạn rất hay và bổ ích, cảm ơn bạn.